11 chiến lược quảng cáo Google Remarketing nâng cao

 

Quảng cáo Google Remarketing là phương thức quảng cáo mà Google cung cấp nhằm giúp các doanh nghiệp, người kinh doanh có thể tiếp cận với những đối tượng khách hàng tiềm năng là người dùng từng truy cập vào website cửa hàng nhưng chưa đưa ra được một quyết định mua hàng, đăng ký dịch cụ thể nào đó. Với Google Remarketing, các mẫu quảng cáo sẽ theo chân những đối tượng người dùng đã từng truy cập web, khuyến khích, tạo thông điệp đó những đối tượng này truy cập web một lần nữa. Lúc này doanh nghiệp sẽ có cơ hội lần thứ 2, lần thứ n giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến những người dùng đang thực sự có mối quan tới những gì mà doanh nghiệp đang kinh doanh, cung cấp

Cơ hội kinh doanh, bán hàng sẽ được gia tăng một cách đáng kể với Google Remarketing. Nhưng để đảm bảo rằng doanh nghiệp bạn sẽ thành công với những gì đã đầu tư cho quảng cáo với phương thức này yêu cầu doanh nghiệp bạn sẽ phải xác định được hướng đi, chiến lược phát triển cụ thể. Dưới đây Quảng Cáo Siêu Tốc sẽ giới thiệu đển các bạn những chiến lược phát triển hữu hiệu với phương thức quảng cáo Google Remarketing này, doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn một chiến lược quảng cáo phù hợp hoặc cũng có thể kết hợp song song phát triển nhiều chiến lược cùng lúc

Remarketing giúp các doanh nghiệp tiếp cận lại với các khách hàng tiềm năng đã từng truy cập web

 

Tổng hợp những chiến lược phát triển hữu hiệu với Google Remarketing là gì

1.Nhắm mục tiêu cho thẻ Tag vào website của bạn

Một trong những yếu tố cơ bản để chiến dịch tiếp thị lại – Remarketing thành công, chính là website của bạn sẽ được gắn thẻ gì. Bạn có rất nhiều lựa chọn tag thẻ dựa trên mục tiêu của mình, tag thẻ code tiếp thị lại của Google Analytics, thẻ code tiếp thị lại của Adwords, hoặc là công cụ tiếp thị lại của bên thứ ba.

Xác định chính xác trang đích mà bạn muốn gắn thẻ để theo dõi và điều hướng tiếp thị lại. Nó phải có liên quan mật thiết tới quảng cáo tiếp thị lại của bạn cho khách hàng. Ví dụ cho bạn, giả sử một công ty đang muốn tăng khoảng 30% lượng khách hàng thân thiết trên website. Vậy bạn cần phải xem xét để gắn thẻ trên 3 trang đích để dẫn người xem tới, hoặc là tiếp thị lại trên 3 trang để tăng người quay lại website. Nó sẽ giúp tăng khách hàng tiềm năng cho bạn nhanh chóng trong thời gian ngắn. Và nếu bạn đang muốn tăng lượng doanh số trên website thì nên đặt vào trang bán sản phẩm, sẽ mang lại chuyển đổi cao hơn.

HOTLINE LIÊN HỆ TRỰC TUYẾN CHUYÊN GIA MARKETING

0987.087.034 – 0938.138.160 (Mr. Hải)

2.Chia nhỏ chiến dịch tiếp thị lại thành các nhóm với mục tiêu cụ thể hơn

Chia nhỏ mục tiêu chiến dịch nhắm tới các đối tượng khách hàng khác nhau

 

Những khách hàng tiềm năng của bạn không giống nhau, họ có những mục tiêu khác nhau khi vào website của bạn. Chính vì vậy, bạn nên chia nhỏ chiến dịch quảng cáo Remarketing – tiếp thị lại của mình. Bạn sẽ tiếp cận được với nhiều nhóm đối tượng khách hàng hơn, để cung cấp đúng nhu cầu khách hàng cần. Bạn sẽ thấy hiệu quả chiến dịch được tăng lên gấp nhiều lần. Hiệu quả tăng cả về lượng truy cập và doanh số đến từ khách hàng vượt trội.

Chiến lược quảng cáo Google Remarketing cho các chiến dịch nhỏ đó là hãy thêm vào nút Call – to – Action (CTA). Bạn cần tạo nhiều nút CTA khác nhau cho các mẫu quảng cáo nhắm tới các trang khác nhau. Kiểm soát và theo dõi tỉ lệ chuyển đổi trên từng mẫu quảng cáo; cho thấy hiệu quả của nó tác động tới doanh số bán hàng thế nào.

3.Tạo nhiều kích thước hình ảnh banner tiếp thị và sao chép chính xác.

Các mẫu hình ảnh tiếp thị lại trên website onlinehieuqua.com thu hút khách hàng

Các chuyên gia luôn khuyên các nhà dịch vụ và marketer: Nên tạo nhiều kích thước hình ảnh banner khác nhau, theo quy định Google, trong cùng một mẫu thông điệp banner. Để làm được điều này, bạn cần đảm bảo mẫu hình ảnh banner phải luôn đủ tiêu chuẩn, để có thể hiển thị trên tất cả các trang. Tức là bạn cần phải tối ưu hoá mẫu chiến dịch với thông điệp theo từng kích thước. Bạn cũng cần phải theo dõi lượt người truy cập vào website từ các website trong Mạng Hiển Thị của Google. Đặt mã theo dõi tại trang mang lại chuyển đổi hành vi như giỏ mua hàng hoặc trang thanh toán cuối cùng.

4.Đấu giá thầu cao hơn cho trang Shop Cart và không quan tâm đến chuyển đổi

Theo chuyên gia chiến lược quảng cáo Google Remarketing – Chuyên gia Võ Tuấn Hải – CEO của Công Ty Quốc Tế DMVthì người thăm website của bạn thì hứng thú với các sản phẩm và thông tin doanh nghiệp. Họ sẽ tìm hiểu những thông tin về uy tín và nguồn gốc sản phẩm. Họ còn quan tâm tới giá cả và chất lượng dịch vụ bạn cung cấp. Đấu giá thầu cho chiến dịch ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của chiến dịch. Nó bao gồm cả lượng truy cập ảo từ trang Giỏ hàng và tới các trang như ebook hay webminar. Ngay khi họ rời đi, bạn mất đi lượng truy cập nhưng lại được tính trong tỉ lệ chuyển đổi.

Tiến trình hoạt động thu hút khách hàng cơ bản của chiến dịch tiếp thị lại

Điều bạn nên làm đó chính là chiến lược giá thầu tiếp thị tại trang mua sắm. Bạn nên chi nhiều hơn trên các truy cập có ích bằng cách tăng chi tiêu ngân sách cho các mẫu quảng cáo có tiềm năng; và giảm tần suất hiển thị thường xuyên trên các trang có cài mã chuyển đổi.

LIÊN HỆ NGAY BÂY GIỜ NHẬN TƯ VẤN VÀ KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ CHO DOANH NGHIỆP NĂM 2016

0987.087.034 – 0938.138.160 (Mr. Hải)

5.Giảm giá thầu trên trang chủ và trang có người ghé thăm nhưng không mang lại hiệu quả chuyển đổi.

Nếu bạn đặt giá thầu trên những trang này sẽ làm lãng phí giá thầu tiếp thị lại và còn không có hiệu quả chuyển đổi lợi nhuận. Bạn nên đặt giá thầu tại trang chủ và trang không mang lại chuyển đổi cao với giá thầu thấp hơn các trang chuyển đổi cao. Nếu người viếng thăm nằm trong khả năng có chuyển đổi được thì bạn cố gắng mang họ lại website. Tuy nhiên những người khách này thường tỉ lệ này không cao và không có giá trị nhiều.

Nếu bạn muốn nhắm tới những người không có tỉ lệ chuyển đổi thì có thể sử dụng chiến dịch tiếp thị lại trên trang đích với nút CTA. Nút CTA nên dùng cho việc đăng kí thông tin mới hoặc tải ebook; để lấy được thông tin khách hàng. Nó sẽ giúp bạn cải thiện tỉ lệ ROI cho chiến dịch. Đồng thời bạn có được danh sách khách hàng mới cho mình mà không cần phải đi nghiên cứu thị trường, hoặc mua dữ liệu khách hàng

Cải thiện tỉ lệ ROI cho chiến dịch tiếp thị lại trên Google

 

 

6.Sử dụng coupon hoặc các chương trình khuyến mãi lôi kéo khách hàng trở lại và trên các trang sản phẩm.

Với những khách hàng ghé thăm website và nhấp vào một trang sản phẩm cụ thể tức là họ hứng thú với mua sản phẩm. Bạn sẽ có những khách hàng đã mua sản phẩm hoàn tất và có những người chưa hoàn thành. Sử dụng các coupon và giảm giá để thúc đẩy người dùng chưa hoàn thành mua sắm trở lại trang sản phẩm của bạn. Hãy cố gắng lôi kéo họ lại để hoàn tất quá trình mua sắm trên trang. Với những khách hàng này hãy sử dụng các chiến dịch tiếp thị lại giới thiệu về chương trình khuyến mãi.

7.Tập trung vào nội dung và “nuôi dưỡng” khách hàng hơn bán hàng trực tiếp

Nếu website của bạn có lượng truy cập cao thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng chiến lược tiếp thị lại để cải thiện nhấp chuột tới các trang đích phụ. Tập trung vào lượng traffic thoát cao và “nuôi dưỡng” họ với những thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm và giải quyết vấn đề của họ.

Mục tiêu của bạn vẫn là bán hàng vẫn tạo điều hướng nhiều hơn về website. Bạn trả tiền cho các chiến lược truyền thông và tiếp thị lại vì điều này. Tuy nhiên không phải đối tượng khách hàng nào cũng thực hiện ngay mục tiêu của bạn. Việc điều hướng sở thích của khách hàng tới các trang miễn phí với mục tiêu không mang lại chuyển đổi. Bạn chỉ nâng cao hiệu quả nhận diện thương hiệu và “ nuôi dưỡng” những khách hàng này. Nếu họ đã sẵn sàng để chuyển đổi, bạn sẽ nhận được kết quả doanh thu cao hơn và có được những khách hàng tiềm năng hơn.

8.Chiến lược tiếp thị lại với việc cân nhắc thời gian thực hiện chiến dịch tránh hao tổn ngân sách

Xác đinh thời gian chiến dịch tiếp thị lại diễn ra. Bạn sẽ theo đuôi khách hàng của mình trong bao lâu? Nó sẽ có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng khác nhau; trên từng mẫu thông điệp hình ảnh hay văn bản đang chạy. Google thường mặc định cho bạn trong 3 tháng chạy chiến dịch tiếp thị lại với khách hàng. Với thời gian mắc định như vậy sẽ thích hợp cho các doanh nghiệp B2B chạy quảng cáo tiếp thị lại. Nhưng nếu bạn chỉ bán trong một thời gian ngắn hoặc với các doanh nghiệp bán lẻ; bạn cần một chương trình chạy ngắn, trong thời gian nhất định. Chiến dich tiếp thị lại còn hiệu quả nếu bạn chỉ nhắm tới quảng bá thương hiệu. Với mục tiêu về thương hiệu, bạn nên để giá thầu thấp, tần suất không thường xuyên và thời gian lâu dài.

9.Cân nhắc tần suất thực hiện chiến dịch quảng cáo

Khách hàng sẽ cảm thấy phiền nếu như bạn xuất hiện với tần suất liên tục và lúc nào cũng thấy bạn. Bạn hãy cân nhắc thời gian thực hiện chiến dịch với tần suất trong ngày, theo tháng hoặc tuần. Thực hiện chiến dịch với tần suất ổn định và đủ đề nhận diện được thương hiệu tốt nhất, gần gũi khách hàng. Tuỳ theo mục tiêu thực hiện chiến dịch mà bạn sẽ có chiến lược tiếp thị truyền thông lại với tần suất hiển thị khác nhau.

– Nếu bạn đang thực hiện chiến dịch bán hàng trong thời gian giới hạn, nên thiết lập tần suất hiển thị banner hình ảnh quảng bá thường xuyên hơn. Bạn nên nhắm tới những khách hàng đang thực hiện giữa chừng quá trình mua sắm, và cả những khách hàng không có chuyển đổi tại trang sản phẩm.

– Nếu bạn đang muốn phát triển các mối quan hệ với khách hàng, đối tác và điều hướng về website, bạn cần giữ thời gian dài và giảm tần suất hiển thị. Hình ảnh banner tập trung vào thương hiệu và giá trị cốt lõi. Bạn có thể để thêm sản phẩm tiêu biểu. Tần suất thực hiện nên trải đêu theo tháng hơn là theo ngày.

10.Thay đổi thông điệp cho những khách hàng không phải mục tiêu chuyển đổi.

Nhắm tới việc hiển thị thông điệp sản phẩm tới các khách hàng không chuyển đổi của bạn cần một chiến dịch tiếp thị khách với khách hàng đã mua sắm. Bạn cần chạy một chiến dịch tiếp thị cung cấp mua sắm giảm giá trong thời gian nhất định hoặc cho bao nhiêu khách hàng đầu tiên. Bạn hãy chú ý tới CTR của chiến dịch, sau một khoảng thời gian sẽ có sự sụt giảm lượng click. Bạn cần phải làm mới thông điệp tiếp thị cũng như nhắm tới các sở thích của người dùng. Bạn cần tạo lại sự hứng thú cho nhãn hàng của bạn. Bạn cũng cần cân nhắc tới thay đổi CTA và hình ảnh quảng cáo để cải thiện tỉ lệ click chuột.

11.Chiến lược quảng cáo Google Remarketing: Tiếp thị lại với khách hàng đã có chuyển đổi

Với những khách hàng đã có chuyển đổi, tức là họ đã sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn. Mục tiêu của bạn nhắm tới những khách hàng này không hẳn để mua sản phẩm lần nữa mà còn là nhận diện thương hiệu. Bạn cần đặt chiến lược cho chiến dịch tiếp thị lại với tần suất hiển thị thấp nhưng lâu dài, để giữ cho thương hiệu của bạn luôn trong tiềm thức của họ. Có một số cách để giúp bạn nhắm tới những khách hàng này một lần nữa:

– Bạn có chiến dịch bán hàng trong 6 tháng: nhắm mục tiêu tới danh sách các khách hàng đã mua sắm.

– Giới thiệu một dòng sản phẩm mới, thực hiện chiến dịch nhắm tới cải thiện truy cập khách hàng vào website khi có hàng mới về.

– Giới thiệu sản phẩm được nâng cấp mới nhất, nhắm tới những chuyển đổi của khách hàng với sản phẩm và giảm % cho các khách hàng thân thiết.

Quy trình từ lúc người dùng vào web cho đến khi quảng cáo theo chân người dùng

 

Tối ưu chiến dịch quảng cáo Google Remarketing

Thành công của một chiến dịch tiếp thị với Google Remarketing sẽ được thể hiện qua số lượng đơn hàng được tạo ra cùng với khả năng nhận biết thương hiệu từ phía người dùng. Với một mức ngân sách đầu tư cho quảng cáo, doanh nghiệp bạn sẽ đưa ra một mục tiêu cụ thể, và ở cuối chiến dịch, mục tiêu đó có được hoàn thành hay không, hiệu quả quảng cáo sẽ được xác định từ đó. Đối với người kinh doanh, bất kỳ sự đầu tư nào cũng sẽ cần có một cái đích để hướng tới và để có được một chiến dịch quảng cáo Google Remarketing thành công thì doanh nghiệp, nhà quảng cáo sẽ cần phải biết cách tối ưu được chiến dịch Google Remarketing của mình. Vậy thì tối ưu theo cách nào, hãy cũng tìm hiểu nhé

a. Tối ưu loại hình quảng cáo

Với Google Remarketing, doanh nghiệp bạn có thể chọn cách hiển thị quảng cáo đến những đối tượng người dùng theo những định dạng nội dung khác nhau, từ văn bản, hình ảnh cho đến các video. Với mỗi định dạng nội dung như thế, trước khi quảng cáo được phép hiển thị nó sẽ cần phải được xem xét xem phù hợp hay không. Ví dụ cụ thể nhất đó là với nội dung quảng cáo là văn bản vốn phổ biến, thì trên mỗi trang web nằm trong mạng hiển thị Google, admin web là người sẽ quyết định vị trí quảng cáo hiển thị, kích cỡ bao nhiêu. Chính vì điều này mà khi làm quảng cáo Google Remarketing, doanh nghiệp bạn nên chuẩn bị sẵn những định dạng, những kích thước cần thiết để đảm bảo rằng quảng cáo sẽ hiển thị trên tất cả các website nội dung hiện nay

Đối với phương thức quảng cáo Google Remarketing hiện nay thì định dạng nội dung phổ biến nhất, mang lại hiệu quả cao nhất, mức chi phí tối ưu nhất chính là những banner, hình ảnh quảng cáo. Định dạng nội dung này được cho phép hiển thị trên hầu hết các website nội dung, thu hút được sự quan tâm của người dùng

b. Tối ưu tần suất cùng khung thời gian chạy quảng cáo

Đối với phương thức quảng cáo tiếp thị lại này, quảng cáo sẽ bám đuôi theo người dùng đi qua nhiều trang web khác nhau nhưng chính điều này đôi khi gây ra sự nhàm chán. Đối với những đối tượng người dùng, quảng cáo hiển thị nhiều lần, họ sẽ không thích điều đó, lúc này quảng cáo đang hiển thị sai đối tượng. Trong trường hợp này bạn nên thiết lập cơ chế hiển thị quảng cáo bám đuôi theo đối tượng người dùng với số lần giới hạn nào đó trong ngày. Cụ thể trong một ngày truy cập web, bạn sẽ cho phép quảng cáo theo chân một đối tượng người dùng nào đó từ 5 đến 10 lần chẳng hạn, hiển thị đủ quảng cáo sẽ ngưng hiển thị đối với đối tượng người dùng đó

Về khung thời gian quảng cáo, doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn khung thời gian mà doanh nghiệp bạn nghĩ rằng những khách hàng tiềm năng họ sẽ truy cập web vào thời điểm đó. Cách này sẽ gia tăng tần suất hiển thị, gia tăng khả năng tiếp cận người dùng cho sản phẩm, dịch vụ

c. Tối ưu lại danh sách đối tượng mục tiêu

Dựa vào ngân sách quảng cáo, dựa vào khối lượng của quảng cáo mà doanh nghiệp bạn nên cần thiết phải lên một kế hoạch kiểm soát, theo dõi chiến dịch phân phối quảng cáo ở từng thời điểm cụ thể. Với cách này, doanh nghiệp bạn sẽ xác định được khả năng hiển thị, khả năng tiếp cận người dùng cùng với mức chuyển đổi của quảng cáo. Trong quá trình kiểm soát, doanh nghiệp bạn cũng cần thiết phải dành sự quan tâm cho danh sách đối tượng mục tiêu tiếp thị lại, xem thử danh sách tiếp thị lại kể trên là hoàn hảo hay chưa, nếu chưa hãy tìm cách bổ sung danh sách này để đảm bảo rằng những khách hàng tiềm năng không bị bỏ sót

Đó là 3 cách đơn giản nhưng hữu hiệu mà doanh nghiệp bạn có thể sử dụng để tối ưu chiến dịch quảng cáo Google Remarketing của mình, hướng đến mức hiệu quả tương xứng với những gì doanh nghiệp đã đầu tư, đạt được mục tiêu đề ra trước đó

 

Cảm ơn bạn đã đánh giá post