Tất cả các doanh nghiệp đều dễ dàng nhận ra tầm quan trọng của marketing đối với mục tiêu đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng, nói chung, nếu mọi người không biết sự tồn tại của sản phẩm, sẽ không thể phát sinh nhu cầu sản phẩm đó trên thị trường, đồng nghĩa với việc không thể bán được
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hoàn toàn thất bại khi phát triển một chiến lược thích hợp nhằm phân phối sản phẩm cho người bán sỉ, nhà phân phối và nhà bán lẻ trước khi đưa đến tay người tiêu dùng, hay còn được biết đến với khái niệm trade marketing
Có rất nhiều hiểu lầm xung quanh quá trình áp dụng trade marketing và cách thực hiện nó một cách chính xác, nhiều người thường đánh đồng marketing truyền thống và trade marketing. Sự thật là hai khái niệm này tương tự nhau, nhưng chúng đòi hỏi phương pháp tiếp cận khác nhau, ngay cả mục tiêu cuối cùng cũng khác nhau, đối tượng mục tiêu của marketing truyền thống là người tiêu dùng, trong khi mục tiêu của trade marketing là những đơn vị bán lẻ, nhà phân phối…
Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích toàn bộ những điều bạn cần biết để hiểu và thực hiện một chiến lược trade marketing thành công cho doanh nghiệp, đầu tiên chúng ta sẽ bắt đầu từ định nghĩa cơ bản nhất: Trade marketing là gì?
Nội Dung [Ẩn]
Tìm hiểu khái niệm trade marketing và những gì bạn cần biết trước khi triển khai một chiến dịch trade marketing |
1. Trade marketing là gì ?
Trade marketing, hay marketing thương mại, ở cấp độ cơ bản nhất, là một dạng chiến lược tiếp thị B2B nhằm đưa sản phẩm lên kệ hàng, mục tiêu này được thực hiện bằng cách làm các doanh nghiệp khác nhận ra giá trị, tiềm năng sản phẩm của bạn, đồng thời thuyết phục họ rằng việc giúp bạn bán sản phẩm của mình cũng là cách giúp họ kiếm tiền
Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa marketing truyền thống và trade marketing là gì ? Trade marketing không tập trung vào mục tiêu bán hàng đầu cuối, thay vào đó, hình thức này tập trung vào các kênh thực hiện mục tiêu bán hàng đầu cuối đó. Vậy chúng có điểm chung nào không? Điểm chung rõ ràng nhất trong trường hợp này là bạn phải có một sản phẩm cụ thể và đưa chúng ra trước mắt nhà người mua, trước khi họ đưa ra quyết định mua hay không.
Tiếp thị thương mại và tiếp thị tiêu dùng thường bị đánh đồng, trong khi chúng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau |
2. Những đối tượng nào cần quan tâm đến trade marketing?
Một chiến dịch tiếp thị thương mại được thực hiện bởi các nhà sản xuất sản phẩm, đối tượng họ hướng tới là những “đối tác chuỗi cung ứng”, bao gồm nhà phân phối, đơn vị bán sỉ và đặc biệt là các nhà bán lẻ
Trade marketing rất quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp khác nhau, nhưng nó đặc biệt quan trọng với những người làm việc trong lĩnh vực hàng tiêu dùng CPG, nơi sản phẩm của nhiều thương hiệu khác nhau cạnh tranh gay gắt để giành lấy không gian trên kệ hàng.
Truyền Thông Khác Quảng Cáo Thế Nào?
Truyền thông và quảng cáo luôn đi cùng nhau, thậm chí có thể nói là không thể tách biệt chúng trong bất kì chiến dịch quảng bá nào. Nhưng trên thực tế, chúng vẫn là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tìm hiểu ngay điểm khác biệt đó là gì bằng cách bấm vào nút bên dưới
3. Những đối tượng không thể thiếu khi triển khai trade marketing
Để làm rõ hơn khái niệm trade marketing là gì, chúng ta hãy tìm hiểu một số vị trí chủ chốt tạo nên một chiến dịch trade marketing thành công:
3.1 Trưởng phòng Trade Marketing
Mục tiêu của trưởng phòng Trade Marketing là phát triển các chiến lược marketing, nhằm tiếp cận đối tượng mục tiêu và giám sát toàn bộ hoạt động của bộ phận tiếp thị thương mại. Trưởng phòng Trade Marketing phải có đủ kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, cũng như kinh nghiệm trong các cuộc đàm phán B2B
Trưởng phòng Trade Marketing phải có kĩ năng đánh giá, nắm bắt được các xu hướng và phân tích xu hướng, đặc biệt, họ cần đưa ra được tầm nhìn cho các đối tác của mình. Trách nhiệm của họ bao gồm phát triển, triển khai các chiến dịch nhằm làm tăng nhu cầu của đối tác chuỗi cung ứng, chẳng hạn như xây dựng chương trình khách hàng thân thiết, sự kiện ra mắt sản phẩm mới….
3.2 Chuyên viên phân tích trade marketing
Chuyên viên phân tích trade marketing thường làm việc trực tiếp với trưởng phòng, nhiệm vụ chính của họ là giám sát, phân tích dữ liệu liên quan đến ngành, đưa ra những phương pháp mới hiệu quả hơn để tiếp cận đối tượng mục tiêu và nâng cao nhận thức thương hiệu.
3.3 Quản lí trade marketing
Các quản lí tiếp thị thương mại cũng hoạt động dưới sự quản lí của trưởng phòng, thường giữ vai trò bao quát hơn trong hệ thống, họ có thể quản lí một số tài khoản cụ thể, báo cáo mức độ thành công hoặc những yếu tố cần cải thiện cho trưởng phòng và chuyên viên phân tích trade marketing.
|
Chuyên viên phân tích là vị trí quan trọng hỗ trợ cho cả trưởng phòng và quản lí bộ phận |
4. Làm thế nào để phát triển một chiến lược tiếp thị thương mại ?
Ngay cả khi bạn đã thực sự hiểu trade marketing là gì, thì việc phát triển một chiến lược vẫn là bước không thể bỏ qua trước khi bắt đầu bất kì chiến dịch tiếp thị thương mại nào. Dưới đây là một số bước cần thực hiện để phát triển một chiến lược trade marketing giúp bạn tiết kiệm công sức trong quá trình triển khai thực tế
Nếu bạn không có kinh nghiệm triển khai marketing, hoặc đang trong quá trình xây dựng team, hãy tận dụng kinh nghiệm và kĩ năng sẵn có của các chuyên gia tại Quảng Cáo Siêu Tốc để hoàn thiện kế hoạch marketing phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Tìm hiểu ngay dịch vụ của chúng tôi bằng cách bấm vào nút bên dưới
4.1 Xác định rõ yếu tố then chốt trong chiến dịch
Giống như bất kì dự án nào, tiếp thị thương mại đòi hỏi quá trình nghiên cứu thực sự nghiêm túc, và cũng tương tự hầu hết các khía cạnh, phần lớn nghiên cứu sẽ tập trung vào thị trường mục tiêu mà bạn nhắm đến ngay từ đầu
Trong quá trình này, bạn cần tìm được đáp án cho những câu hỏi như: Đối thủ cạnh tranh lớn nhất ở thời điểm hiện tại là ai? Đối thủ tiềm năng trong tương lai? Thách thức lớn nhất của bạn trong quá trình triển khai chiến dịch trade marketing là gì? Đối tượng mục tiêu của bạn có đặc điểm nhân khẩu học thế nào?
Có khá nhiều cách để khám phá đáp án cho những câu hỏi này:
+ Hoặc là tham dự các sự kiện triển lãm thương mại, đây không chỉ là cơ hội để xây dựng mối quan hệ quan trọng, lâu dài với các công ty khác hoạt động cùng ngành, mà còn là cách hiệu quả để xác định thương hiệu nào sẽ là thách thức lớn nhất của bạn ở thời điểm hiện tại và trong tương lai
+ Nghiên cứu thị trường cũng là cách giúp bạn hiểu rõ hơn đối tượng mục tiêu của mình, hãy theo dõi xu hướng mới trên internet, tìm hiểu càng nhiều càng tốt về lĩnh vực cụ thể bạn đang hoạt động, tiếp theo là áp dụng kiến thức vào thực tế bằng cách phát triển một kế hoạch toàn diện, vạch ra toàn bộ những rào cản và cách vượt qua chúng
Việc lập kế hoạch ở giai đoạn đầu sẽ giúp mọi thứ hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn là chờ đến khi áp lực ập đến ở phút cuối.
|
Triển lãm thương mại là cách hiệu quả nhất để tìm hiểu đối thủ, đồng thời cũng xây dựng mối quan hệ với họ |
4.2 Lập kế hoạch
Sau khi đã xác định được những thông tin then chốt, đã đến lúc hoàn thiện kế hoạch tổng thể của bạn. Bạn muốn nỗ lực marketing của mình sẽ đưa thương hiệu đến đâu? Bạn sẽ đầu tư bao nhiêu vào tiếp thị trực tiếp? Bao nhiêu vào mảng online? Mục tiêu dài hạn? Trung hạn? Ngắn hạn?
Ở mức bao quát nhất, bạn nên đặt ra mục tiêu cần hoàn thành, tiếp theo là các chiến lược giúp bạn thực hiện được mục tiêu đó, cuối cùng, ở mức chi tiết nhất, chúng ta sẽ phát triển chiến thuật phù hợp với chiến lược đề ra. Ở mỗi giai đoạn, hãy tận dụng những thông tin đã thu thập được ở giai đoạn nghiên cứu trade marketing, tìm hiểu nhu cầu khách hàng của bạn là gì, sau đó điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với họ
Đây cũng là thời điểm thích hợp để xem xét, thiết kế lại sản phẩm để nó đáp ứng tốt hơn mong muốn của người mua, nó giúp bạn dễ dàng giải thích với mọi người lí do sản phẩm xứng đáng giành được một vị trí trên kệ bán lẻ, đồng thời cũng là đáp án hợp lí nhất cho câu hỏi: “Điểm khác biệt của sản phẩm là gì?”
Tìm Hiểu Ngay
4.3 Đầu tư vào xây dựng thương hiệu
Người tiêu dùng thường quyết định mua hàng dựa trên khuynh hướng tình cảm đối với thương hiệu, hơn là đánh giá tính năng của sản phẩm, đây là lí do tại sao việc xây dựng thương hiệu cực kì quan trọng đối với marketing, ngay cả khi bạn đang tiếp thị cho các đối tác chuỗi cung ứng, chứ không phải người tiêu dùng
Nhận diện thương hiệu nuôi dưỡng lòng trung thành của khách hàng và kết nối thương hiệu với cảm xúc của họ. Toàn bộ các hình thức marketing đều nhằm mục tiêu xây dựng thương hiệu, nhưng khác nhau ở cách thực hiện, thời gian…Và vị trí thực hiện
Apple là ví dụ điển hình nhất cho chiến lược xây dựng thương hiệu (và trade marketing) thành công. Thương hiệu Apple không chỉ mang ý nghĩa là một công ty kinh doanh điện thoại di động và máy tính, nó còn đại diện cho tính hiện đại, thành công và khác biệt so với những sản phẩm tương tự khác. Mọi người xếp hàng để mua sản phẩm mới của Apple, không phải vì chúng là sản phẩm tốt nhất trên thị trường, mà vì mối liên hệ cảm xúc mà thương hiệu này đã xây dựng trong suốt lịch sử phát triển của mình.
|
Apple được xây dựng dưới thời Steve Jobs là một thương hiệu đại diện cho sự khác biệt |
Nói về quảng bá thương hiệu, cách triển khai của trade marketing cũng tương tự như tiếp thị tiêu dùng. Bạn cần Quảng Cáo ! Nhưng vấn đề là nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi đánh giá hiệu quả quảng cáo. Sự thật là marketing không phải là một ngành khoa học chính xác. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có vài yếu tố cần xem xét để đánh giá quảng cáo có đạt “điểm” hay không. Tìm hiểu ngay những yếu tố đó là gì bằng cách
Kết luận
Như vậy, bạn đã hiểu khái niệm trade marketing là gì, cũng như những yếu tố cần thiết làm nên một chiến dịch trade marketing thành công. Nhìn chung, chiến lược tiếp thị thương mại cũng tương tự marketing truyền thống, nhưng đặc thù đối tượng mục tiêu là khác biệt lớn nhất, không chỉ phải chứng minh giá trị sản phẩm về mặt tính năng, bạn còn phải chứng minh được tiềm năng lợi nhuận của nó, bằng cách thiết lập một kế hoạch toàn diện, vấn đề này có thể được giải quyết ngay từ đầu. Chúc bạn thành công!
Bạn có những thắc mắc về quảng cáo không biết hỏi ai? Bạn có thể Click vào đăng ký dưới đây!
Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để giải đáp những thắc mắc, cũng như tư vấn cho bạn về dịch vụ quảng cáo Online trong ngày!
- Quảng cáo hiệu quả là gì ? Những yếu tố cần xem xét khi xác định hiệu quả quảng cáo
Trên thực tế, quảng cáo không phải là một ngành khoa học chính xác, không có một phương pháp nào có thể đo lường…
- Truyền Thông là Gì ? Quảng Cáo Là Gì ? Điểm Phân Biệt Cơ Bản Giữa Chúng ?
Truyền thông là gì ? Quảng Cáo là gì ? Mối quan hệ giữa chúng là gì ? Điểm khác biệt nằm đâu ? Nếu đang gặp khó…
- Hướng Dẫn Cài Đặt và Sử Dụng Dropbox Dành Cho Người Mới
Tại sao bạn cần tìm hiểu hướng dẫn sử dụng Dropbox trong bài viết này? Đây là cách giúp bạn đơn giản hóa quá trình…
- Link tải trọn bộ tài liệu marketing online từ chuyên gia Võ Tuấn Hải
Vậy các bạn đã thực sự am hiểu về mảng marketing online, đã có cách triển khai thành công nhất các chiến dịch marketing hay…
- Danh Sách Các Trang Tuyển Dụng Dễ Tìm Việc Nhất 2018
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy hàng trăm trang web tuyển dụng chỉ với một từ khóa trên Google, nhưng một vài trang sẽ có tính…
- Cách bán hàng trên Lazada đơn giản hiệu quả nhất 2018
Trong bài viết hôm nay thì thông tin mà Quảng Cáo Siêu Tốc muốn chia sẻ đến các bạn đó chính là những kinh nghiệm cũng…
- 8 bí quyết khởi nghiệp kinh doanh online thành công nhất
Nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến với vốn khởi nghiệp thấp, thậm chí bằng 0, hãy lựa chọn một trong những đề…
- Cách tìm kiếm khách hàng trên các kênh marketing phù hợp 2018
Khách hàng là mạch máu của doanh nghiệp. Đặc biệt, rất nhiều công ty có ý định triển khai bán hàng ở mảng online sau một…
- Cách viết một bài review sản phẩm hoàn chỉnh từ A-Z
Một khách hàng có hiểu biết kĩ thuật trong thời kì Internet hiện đại sẽ làm gì trước khi mua một sản phẩm? Họ sẽ lướt một vòng…
- Hướng dẫn xác định mục tiêu kinh doanh dành cho doanh nghiệp
Trong một cuộc khảo sát, hơn 80% trong tổng số 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết họ chưa quan tâm đến việc theo dõi mục tiêu của công ty…